Showing posts with label autocad. Show all posts
Showing posts with label autocad. Show all posts

Friday, September 16, 2016

Thiết lập Autocad một lần dùng mãi mãi cho các bản vẽ khác.

Thiết lập Autocad một lần dùng mãi mãi cho các bản vẽ khác

Thời gian gần đây nhiều bạn gửi câu hỏi cho tôi hỏi về vấn đề thiết lập autocad một lần. Những lần sau mở lên sẽ có sẵn các thiết lập rồi, chỉ việc vẽ mà không cần cài đặt lại. Nhiều bạn khi nào mở autocad lên vẽ thì khi đó sẽ thiết lập. DimStyle, Layer, TestStyle trong autocad là những giá trị lập đi lập lại. Bạn sẽ phải dùng chúng trong hầu hết các bản vẽ. Nó chỉ khác nhau ở kiểu chữ, màu, đường nét… chứ các yếu tố đó không thể không có. Việc thiết lập mới đầy đủ Layer trong autocad. Dimstyle để dim kích thước hay TextStyle để viết chữ trong autocad mất nhiều thời gian. Vì vậy trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt một lần rồi dùng cho những lần vẽ tiếp sau mà không cần cài đặt lại. Tôi gọi đây là thiết lập Autocad một lần dũng mãi mãi.

Tìm hiểu về Template trong autocad.

Template trong autocad là một file có định dạng .DWT trong thư mục gốc của autocad. Nó là một file mẫu có sẵn trong autocad sau khi chúng ta cài đặt autocad. Chúng ta cũng có thể tạo ra file template mới bằng cách lưu file bản vẽ mẫu của bạn dưới dạng .DWT vào thư mục gốc của autocad. Bạn cũng có thể lưu file template vào một thư mục khác trên máy bạn. Với template trong autocad, bạn có thể thiết lập trước tất cả các giá trị cần thiết cho một bản vẽ. Ví dụ: Layer, dimstyle, textstyle, tỷ lệ, nét in, khung tên bản vẽ… Khi cần vẽ bạn mở file template lên và vẽ mà không cần thiết lập lại. Phương pháp này giúp bạn tiết kiệm được thời gian làm việc.

Hướng dẫn thiết lập autocad một lần dùng mãi mãi. (Tạo file template trong autocad)

Để tạo file template bạn làm như sau:
Bước 1: Bạn mở autocad lên và chọn tạo mới một bản vẽ
Bước 2: Bạn thiết lập các thông số cần thiết cho một bản vẽ.
Các thông số này bao gồm:
– Cài đặt TextStyle cho bản vẽ autocad
– Tạo khung tên cho bản vẽ autocad
Tất cả các cài đặt trên bạn có thể làm theo tiêu chuẩn trong những bài hướng dẫn. Hoặc bạn cần lấy theo tiêu chuẩn của công ty hay dự án bạn đang tham gia.
Bước 3: Lưu file dưới dạng .DWT
Để lưu file dưới dạng .dwt bạn vào mục File góc trên bên trái. Sau đó chọn Save As rồi bạn chọn Other Formats. Trong hộp thoại Save Drawing As. Tại mục File name: Bạn đặt tên cho file mà bạn muốn lưu. Tại mục Files of Type: Bạn lựa chọn Autocad Drawing Template.dwt như trong hình dưới.
Vị trí lưu bạn để mặc định trong thư mục Template trong Autocad để cho tiện khi mở lên.

Rồi bạn nhấn Save để lưu lại.
Vậy là bạn đã có một file template mẫu để dùng khi cần thiết mà không mất công cài đặt tất cả trước khi vẽ. Khi bạn cần mở autocad lên để vẽ, bạn làm như sau. khởi động autocad lên hoặc mở thêm một cửa sổ làm việc mới. Bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl +N rồi chọn đường dẫn tới file template mà bạn cần.

Tiết kiệm thời gian khi tạo mới file template

Mình có một mẹo nhỏ để bạn có file template cho riêng mình mà không cần thiết lập. Nếu bạn thấy bản vẽ nào ưng ý nhất với những cài đặt layer, dimstyle, đơn vị, nét in… Bạn hãy mở bản vẽ đó lên rồi xóa hết nội dung của bản vẽ đó đi.( Có thể giữ lại khung bản vẽ). Sau đó hãy lưu lại bản vẽ đó dưới dạng file template như Bước 3 ở trên. Rồi khi cần bạn mở file template đó lên mà dùng. Tiết kiệm thời gian cho bạn mà lại có đầy đủ thiết lập chuẩn của công ty hay những dự án lớn.

Wednesday, August 24, 2016

cách quản lý chuyên nghiệp layer trong autocad

Tìm hiểu về layer trong autocad
Layer là các lớp, các nét trong file bản vẽ autocad. Hay nói rõ hơn thì Layer trong autocad dùng để quản lý các lớp vẽ, các nét vẽ hiệu quả và chuyên nghiệp. Trong quá trình làm việc với bản vẽ chúng ta dung layer trong autocad để hiện hoặc tắt lớp vẽ, nét vẽ nhằm tránh nhầm lẫn hạng mục này với hạng mục khác. Trong quá trình chiết xuất file bản vẽ, chúng ta dung layer để tắt hoặc hiện những hạng mục cần chiết xuất. Trong quá trình in ấn chúng ta dung layer để hiện những hạng mục, những nét vẽ cần in ấn còn những hạng mục không cần in ấn chúng ta có thể tắt đi.
Quá trình tắt layer để chỉnh sửa, in ấn, xuất file bản vẽ đang làm việc hiện hành sẽ không làm ảnh hưởng tới layer đã bị tắt.
Để gọi bảng quản lý layer chúng ta sử dụng lệnh tắt là: LA => Enter
Cửa sổ quản lý layer trong autocad
Thiết lập layer.
Tạo layer mới
  • chúng ta click chuột vào biểu tượng New Layer như trong hình
  • Hoặc chúng ta nhấn tổ hợp phím Alt +N
Quản lý Layer trong autocad
Xóa một layer.
  • Chúng ta click chọn đánh dấu layer cần xóa rồi click chọn vào biểu tượng X màu đỏ.
    Quản lý Layer trong autocad
Ý nghĩa của các tab trong của sổ layer properties manager.
  • Status: Ấn định layer hiện hành
  • Name: Tên của layer (Tên này do người vẽ đặt phù hợp với hạng mục thiết kế)
  • On: Thể hiện layer này đang tắt, layer nào đang được bật.
  • Freeze: Bật và tắt lớp (Click vào biểu tượg mặt trời để tắt hoặc bật lớp)
  • (Khóa layer thì nét trong layer đó vân thể hiện trên cửa sổ làm việc nhưng không thể can thiệp để chỉnh sửa hoặc xóa.
  • Color: Màu cho layer.
  • Linetype: Kiểu đường nét trong layer.
    Quản lý Layer trong autocad
  • Lineweight: Độ dày nét vẽ.
    Quản lý Layer trong autocad
  • Transprency: Độ trong suốt của nét vẽ trong layer. Giá trị và độ trong suốt tỷ lệ thuận với nhau.
  • Plot style. Kiểu in theo màu.
  • Plot: Lệnh in từng layer
  • Lệnh gọi bảng layer properties manager:
  • LA => Enter
Lệnh tắt một layer:
  • Layoff => Enter và click chọn layer cần tắt trên màn hình làm việc.
lệnh bật toàn bộ layer:
  • Lệnh Layon => Enter (Tất cả layer trong bản vẽ làm việc sẽ được bật lên)
Lệnh mở một layer duy nhất:
  • Lệnh layiso => Enter chọn layer cần hiện.

Một số lệnh trong autocad và ý nghĩa của nó

Các lệnh trong autocad thiết lập bản vẽ


Lệnh NEW khởi tạo một bản vẽ mới
Lệnh OPEN mở tệp bân vẽ hiện có
Lệnh SAVE, SAVE AS lưu bản vẽ lên đĩa
Lệnh QUIT thoát khỏi AutoCAD
Lệnh UNITS (DDUNITS) đặt đơn vị cho bản vẽ

Lệnh LIMITS đặt và điều chỉnh vùng vẽ
Lệnh GRID đặt các điểm tạo lưới cho bản vẽ
Lệnh SNAP tạo bước nhảy cho con trỏ
Các phương pháp nhâp toạ độ điểm
Lệnh OSNAP trợ giúp truy tìm đối tượng
Lệnh ORTHO đặt chế độ vẽ trực giao

Các lệnh vẽ cơ bản

Lệnh LINE vẽ các đoạn thẳng
Lệnh CIRCLE vẽ hình tròn
Lệnh ARC vẽ cung tròn
Lệnh ELLIPSE vẽ elip hoặc một cung elip
Lệnh PLINE vẽ đường đa tuyến
Lệnh POLYGON vẽ đa giác đều
Lệnh RECTANG vẽ hình chữ nhât
Lệnh SPLINE vẽ đường cong
Lệnh POINT vẽ một điểm trên màn hình
Lệnh DDPTYPE chọn kiểu và kích thước cho điểm vẽ
Lệnh ERASE xoá đối tượng đã lựa chọn khỏi bản vẽ
Lệnh TRIM xén một phần đối tượng
Lệnh BREAK xoá một phần đối tượng
Lênh EXTEND kéo dài đối tượng đến một đường biên xác định
Lệnh LENGTHEN thay đổi chiều dài đối tượng
Lệnh CHAMFER làm vát mét đối tượng

Các lệnh sao chép và biến đổi hình

Lệnh MOVE di chuyển một hay nhiều đối tượng
Lệnh ROTATE xoay đối tượng quanh một điểm theo một góc
Lệnh SCALE thay đổi kích thước đối tượng vẽ
Lệnh MIRROR lấy đối xứng gương
Lệnh STRETCH kéo giãn đối tượng vẽ
Lệnh COPY sao chép đổi tượng
Lênh OFFSET vẽ song song
Lệnh ARRAY sao chép đối tượng theo dãy
Lệnh FILLET bo trong mép đối tượng

Các lệnh làm việc với lớp (Layer)

Lệnh LAYER tạo lớp mới
Lệnh LINETYPE tạo, nạp, đặt kiểu đường
Lệnh LTSCALE hiệu chỉnh tỉ lệ đường nét
Lệnh PROPERTIES thay đổi thuộc tính

Lệnh vẽ và ký hiệu mặt cắt

Lệnh FILL bật tắt chế độ điền đầy đối tượng.
Lệnh BHATCH vẽ ký hiệu vật liệu trong mặt cắt
Lệnh HATCH vẽ kỹ hiệu vật liệu trong mặt cắt thông qua cửa sổ lệnh
Lệnh HATCHEDIT hiệu chỉnh mặt cắt

Ghi và hiệu chỉnh văn bản

Lệnh STYLE cài đặt kiểu chữ
Lệnh TEXT, DTEXT viết chữ lên bản vẽ
Lệnh MTEXT viết chữ lên bản vẽ thông qua hộp thoại
Lệnh QTEXT hiển thị dòng kí tự theo dạng rút gọn

Các lệnh vẽ và tạo hình

Lệnh XLINE (Construction Line) vẽ đưòng thẳng
Lệnh RAY vẽ nửa đưòng thẳng
Lênh DONUT vẽ hình vành khăn
Lệnh TRACE vẽ đoạn thẳng có độ dày
Lệnh SOLID vẽ một miền được tô đặc
Lệnh MLINE vẽ đoạn thẳng song song
Lệnh MLSTYLE tạo kiểu cho lệnh vẽ MLINE
Lệnh MLEDIT hiệu chỉnh đối tượng vẽ MLINE
Lệnh REGION tạo miền từ các hình ghép
Lệnh UNION cộng các vùng REGION
Lệnh SUBTRACT trừ các vùng REGION
Lệnh INTERSEC lấy giao của các vùng REGION
Lệnh BOUNDARY tạo đường bao của nhiều đối tượng

Ghi và hiệu chỉnh kích thước

Lệnh DIMLINEAR ghi kích thước theo đoạn thẳng
Lệnh DIMRADIUS vẽ kích thước cho bán kính vòng tròn, cung tròn
Lệnh DIMCENTER tạo dấu tâm cho vòng tròn, cung tròn
Lệnh DIMDIAMETER ghi kích thước theo đường kính
Lệnh DIMANGULAR ghi kích thước theo góc
Lênh DIMORDINATE ghi kích thước theo toạ độ điểm
Lệnh DIMBASEUNE ghi kích thước thông qua đường gióng
Lênh DIMCONTINUE ghi kích thước theo đoạn kế tiếp nhau
Lênh LEADER ghi kích thước theo đường dẫn
Lệnh TOLERANCE ghi dung sai
Lênh DIMTEDT sửa vi trí và góc của dưàng ghi kích thước
Lệnh DIMSTYLE hiệu chỉnh kiểu đường ghi kích thước
Lênh DIMEDIT sửa thuộc tính đường kích thước

Các lệnh trong autocad làm việc với khối (Block)

Các lệnh trong autocad dùng để hiệu chỉnh
Lệnh SELECT lựa chọn đối trong bản vẽ
Lệnh CHANGE thay đổi thuộc tính của đối tượng
Lệnh DDGRIPS (OPTIONS) điều khiển Grip thông qua hộp thoại
Lênh BLIPMODE hiện (ẩn) dấu (+) khi chỉ điểm vẽ
Lệnh GROUP đạt tên cho một nhóm đối tượng
Lệnh ISOPLANE sử dụng lưới vẽ đẳng cự
Lệnh DSETTINGS tạo lưới cho bán vè thông qua hộp thoại
Lệnh PEDIT sủa đổi thuộc tính cho đường đa tuyến
Lệnh FIND
Các lệnh làm việc
Lệnh BLOCK định nghĩa một khối mới
Lệnh ATTDEF gán thuộc tính cho khối
Lệnh INSERT chèn khối vào bân vẻ thông qua hộp thoại
Lệnh MINSERT chèn khối vào bàn vẽ thành nhiều đối tượng
Lênh DIVIDE chia đối tượng vẽ thành nhiều phần bằng nhau
Lệnh MEASURE chia đối tượng theo độ dài
Lệnh VVBLOCK ghi khối ra đĩa
Lênh EXPLORE phân rã khối

Tùy chọn hiển thị và in bản vẽ

Các lệnh tra cứu
Lệnh LIST liệt kê thông tin CSDL của đối tượng
Lệnh DBLIST liệt kê thông tin của tất cả đối tượng
Lệnh DIST ước lượng khoảng cách và góc
Lệnh ID hiển thị tọa độ điểm trên màn hình
Lệnh AREA đo diện tích và chu vi
Lệnh điều khiển hiển thị
Lệnh ZOOM thu phóng hình trên bản vẽ
Lệnh PAN xê dịch bản vẽ tên màn hình
Lệnh VIEW đặt tên, lưu trữ, xóa, gọi một Viewport
Lệnh điều khiển máy in
Lệnh LAYOUT định dạng trang in
Trang Plot Device
Trang Layout Settings
Lệnh PLOT xuất bản vẽ ra giấy
Lệnh Layout (Template) tạo một Viewport từ mẫu
Lệnh VPORTS tạo một khung hình động
Lệnh MVIEW tạo và sắp xếp các khung hình động
Lệnh VPLAYER điều khiển sự hiển thị lớp trên khung hình động

Một số mẹo để vẽ autocad nhanh hơn

Là người thường xuyên phải sử dụng Autocad để làm việc, để hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, bên cạnh trình độ chuyên môn về công việc của bạn thì yếu tố kỹ năng trong việc quản lý và xử lý khi làm việc với Autocad cũng là một yếu tố quan trọng quyết định tới thời gian hoàn thành công việc của bạn. Để giúp các bạn xử lý nhanh các tình huống với Autocad

AutoCAD 2016Mẹo vặt autocad
1)Bạn đang cần chọn một đối tượng nằm ở phía dưới một đối tượng khác, bạn làm như thế nào? có một cách rất đơn giản: khi chọn bạn nhấn shift+space+pick 1 lần nếu trúng rồi thì thôi, nếu chưa trúng thì pick thêm lần nữa nó sẽ chọn xoay vòng các đối tượng nằm tại 1 vị trí cho đến lúc đối tượng bạn chọn là thì bạn nhấn phím space (enter hoặc phải chuột).

2) Bạn đang bật một lúc nhiều lựa chọn osnap, vì thế khi bạn di chuột đến gần đối tượng, thay vì bắt theo cách bạn mong muốn, AutoCAD lại chọn kiểu snap không đúng? bạn chì cần nhấn phím tab chức năng osnap sẽ thay đổi xoay vòng cho đến kiểu bạn muốn thì thôi.
- Cách nữa là bạn nhất Shift + phải chuột rồi nhấn phím tắt.
+Tâm đường tròn là "C"
+ Điểm cuối là "E"
+Điểm giữa là "M"

3) Khi nhấn shift + phải chuột bạn sẽ có vài ứng dụng sau:
- Bạn muốn chì định một điểm là trung điểm của 2 điểm khác mà không có đối tượng nào để bắt midpoint? bạn sẽ vẽ một line đi qua 2 điểm đó và chọn midpoint, sau đó lại xóa line này đi?
Không đến nỗi phức tạp như thế, khi bạn muốn xác định trung điểm, bạn chì cần nhấn shift+phải chuột rồi chọn Mid Between 2 Point (hoặc nhập vào mtp hoặc m2p (middle between 2 point)), ACAD sẽ hỏi bạn 2 điểm đầu mút, thế là bạn đã có điểm ở giữa.
-Chức năng From để xác định điểm gốc và từ đó move đối tượng đến một vị trí nhất định nào đó mà không phải vẽ các đường đánh thuê hay phải thao tác nhiều lần để move đối tượng. Nói đơn giản: bạn muốn move 1 đối tượng bất kỳ ở một vị trí bất kỳ về vị trí cách điểm A 1m chẳng hạn. Bạn dùng lệnh move, chọn đối tượng, chọn điểm gốc, chuột phải và chọn From rồi chọn điểm A và nhập khoảng cách 1000 theo các hướng.

4) Bạn select một loạt đối tượng để xoá hoặc copy, nhưng chẳng may lại select vào một vài đối tượng ngoài ý muốn
chì cần ấn Shift+pick chuột left vào đối tượng không cần chọn thì sẽ xoá được select mà không phải chọn lại.

5) Bạn có 1 số đối tượng nằm chồng lên nhau nhưng thứ tự sắp xếp của chúng không như bạn muốn, bạn hãy dùng lệnh Draworder để sắp xếp lại chúng theo đúng trật tự.
Mẹo khi dùng lệnh fillet: (từ cad06 trở lại đây)
Một số người khi dùng lệnh fillet, chủ yếu dùng để vát hai đối tượng vào nhau (radius=0). Nên khi đang fillet với một bán kính khác, họ muốn biến radius về 0 thì lại dùng tham số R rồi gõ vào 0. Khi muốn quay trở lại bán kính đang làm thì lại làm lại. Để khắc phục điều này, AutoCAD cho bạn chức năng giữ SHIFT, lệnh fillet sẽ mặc định radius=0, nhả ra thì bán kính fillet lại trở thành bình thường.

6) Bạn vừa copy l nhóm đối tượng ở l bản vẽ khác bằng phím crtl+c và muốn dán vào bản vẽ hiện hành như l block để dễ quản lý hãy dùng tổ hợp phím ctrl+shift+V thay vì ctrl+V.

7) Bạn đang cần in bản vẽ với các text dạng TCVN (vntime chẳng hạn) bây giờ bạn muốn các text của bạn khi in sẽ rỗng ở giữa giống như font này CADViet.com như vậy bạn hãy điều chình lại biến textfill = 0 xem sao nhé.

8)Bạn đang làm việc trên các đối tượng là Hatch và bạn cần bắt điểm vào các đối tượng Hatch đó. Hãy gõ lệnh OP vào options/Drafting rồi bỏ tích chọn ở mục ignore hatch obj ects

09)Khi thực hiện một lệnh nào đó mà đối tượng bạn muốn chọn là đối tượng mà bạn vừa mới thao tác với lệnh gần nhất hãy thử với các tham số chọn L (last) và P (Previous)

10) Bạn muốn tạo l vùng wipeout bằng hình tròn nhưng wipeout lại không chấp nhận và bạn cứ phải pick, pick thủ công để tạo? Hãy sử dụng lệnh polygon (Pol) để tạo l đa giác có số cạnh đủ để tạo cảm giác tròng rồi dùng lệnh wipeout với chức năng select polyline để biến polygon đó thành l đối tượng wipeout. l2)
Bạn có l vùng hatct bây giờ bạn muốn loại trừ bớt l vùng hatch ở giữa vùng hatch đó và bạn gặp khó khăn khi trim hatch. Bạn hãy thử tạo một polyline theo vùng mà bạn muốn bỏ hatch đi, dùng lệnh He (hatchedit) dùng chức năng add: select objects rồi chọn polyline đó.

11) Bản vẽ của bạn có rất nhiều đối tượng là Block và bạn đang muốn thống kê số lượng của các Block đó, bạn có thể dùng lệnh Filter, nhưng bạn có thể dùng lệnh Bcount để thống kê Block một cách nhanh chóng.

12) Bản vẽ của bạn có rất nhiều các đối tượng text và cũng có rất nhiều đối tượng hatch, wipe và đôi khi chúng sẽ che mất đi các text của bạn, hãy sử dụng lệnh Texttofront (từ cad 2005 trờ lại đây) để đưa các text (dim) lên trước các đối tượng khác.

13) Lệnh thứ nhất là GetSel, lệnh này chọn các đối tượng theo kiểu và theo layer bằng cách pick đối tượng trên màn hình. Ví dụ bạn muốn chọn tất cả các đối tượng Circle có layer 0 chẳng hạn. Chương trình yêu cầu bạn nhập 2 lần, lần thứ nhất là kiểu đối tượng (Line, LWPOLYLINE, CIRCLE, ARC, TEXT,...) lần thứ 2 là layer của đối tượng.
Lệnh thứ 2 là lệnh FS (Fast Select) là lệnh chọn các đối tượng giao với một đối tượng có sẵn. Chương trình sẽ yêu cầu bạn pick vào 1 đối tượng trên màn hình. Các đối tương giao với đối tượng này sẽ được chọn.
Khi sử dụng các đối tượng đã được chọn bởi 2 lệnh trên, bạn sử dụng tham số P (previous) tại dòng nhắc lệnh select object.

14)Dim một góc lớn hơn 180 độ: Dùng lệnh Dan (DIMANGULAR) enter 2 lần,chọn đình góc, chọn lần lượt 2 cạnh.

15)Bạn có 1 bản vẽ nhưng cứ mỗi lần move đối tượng thì dim lại nhảy linh tinh rất khó chịu: Hãy dùng lệnh DDA (DIMDISASSOCIATE) rồi chọn các đối tượng dim đó. Mặt khác để các dim mới không bị hiện tượng đó, bạn gõ lệnh OP vào options/User Preferences vả bỏ chọn ở mục Make new dimensions associative.

16)Autocad của bạn tự nhiên không dùng được nút chuột giữa để Pan: hãy gõ Mbuttonpan (=1).

17)Bạn không thể hatch được các đối tượng trong Autocad: kiểm tra lại và chắc chắn biến fill đang để ON.

18)Các nét đứt trong bản vẽ của bạn không hiển thị theo ý muốn: hãy điều chình lại bằng lệnh LTS,PSLTSCALE (=1).

19)Các mẫu hatch (ví dụ Gravel) của bạn bị vỡ vụn nhìn rất khó chịu: (với đời cad cũ như 2004) bạn có thể thay đổi UCS về gần đối tượng hatch, (với cad mới hơn như cad2006) bạn dùng lệnh HE (hatchedit) trong mục hatch origin bạn chọn specified origin nhấn nút click to set new origin rồi pick vào gần vị trí mẫu hatch.

20)Bạn không thể phá khổi các Block đối với các đời cad2006 trở lại đây: khi tạo block mới bạn nên tích chọn Allow exploding. Với những block đã tạo từ trước mà không thể phá khối, bạn dùng lệnh Be (Bedit) sau đó gõ lệnh Mo để vào bảng properties, mục Allow exploding chọn yes.

21)Khi tiến hành lệnh Mirror thì cách đối tượng text của bạn bị ngược: gõ Mirrtext và đặt lại =0

22)Khi vẽ với Layout nhưng khi tạo viewport tới một số nào đó thì viewport không thể hiển thị đối tượng được: Hãy thay đổi lại số lượng hiển thị viewport bằng biến Maxactvp.

23)Bạn đã quen với các đời cad cũ và khi chuyển qua dùng các đời cad mới hơn khi click đúp vào đối tượng Block thì không còn nhìn thấy các đối tượng xung quanh (vì cad06 trở lại đây khi click đúp sẽ thực hiện lệnh Bedit): muốn vậy hãy dùng lệnh refedit thay vì click đúp vào Block bạn muốn sửa.

nguồn sưu tầm

Tuesday, August 23, 2016

Tổng hợp một số lệnh cơ bản trong autocad

Tổng hợp tất cả lệnh cơ bản nhất trong Auto CAD

1. 3A ­- 3DARRAY: Sao chép thành dãy trong 3D
2. 3DO - ­3DORBIT: Xoay đối tượng trong không gian 3D
3. 3F - 3DFACE: Tạo mặt 3D
4. 3P ­- 3DPOLY: Vẽ đường PLine không gian 3 chiều

A

5. A ­- ARC: Vẽ cung tròn
6. AA -­ AREA: Tính diện tích và chu vi 1
7. AL ­- ALIGN: Di chuyển, xoay, scale
8. AR -­ ARRAY: Sao chép đối tượng thành dãy trong 2D
9. ATT -­ ATTDEF: Định nghĩa thuộc tính
10. ATE ­- ATTEDIT: Hiệu chỉnh thuộc tính của Block

B

11. B ­- BLOCK :Tạo Block
12. BO -­ BOUNDARY: Tạo đa tuyến kín
13. BR ­- BREAK: Xén 1 phần đoạn thẳng giữa 2 điểm chọn

C

14. C ­- CIRCLE: Vẽ đường tròn
15. CH -­ PROPERTIES: Hiệu chỉnh tính chất của đối tượng
16. CHA -­ ChaMFER: Vát mép các cạnh
17. CO, CP -­ COPY: Sao chép đối tượng

D

18. D -­ DIMSTYLE: Tạo kiểu kích thước
19. DAL ­- DIMALIGNED: Ghi kích thước xiên
20. DAN ­- DIMANGULAR: Ghi kích thước góc
21. DBA -­ DIMBASELINE: Ghi kích thước song song
22. DCO ­- DIMCONTINUE: Ghi kích thước nối tiếp
23. DDI ­- DIMDIAMETER: Ghi kích thước đường kính
24. DED ­- DIMEDIT: Chỉnh sửa kích thước
25. DI ­- DIST: Đo khoảng cách và góc giữa 2 điểm
26. DIV -­ DIVIDE: Chia đối tượng thành các phần bằng nhau
27. DLI ­- DIMLINEAR: Ghi kích thước thẳng đứng hay nằm ngang
28. DO ­- DONUT: Vẽ hình vành khăn
29. DOR -­ DIMORDINATE: Tọa độ điểm
30. DRA ­- DIMRADIU: Ghi kích thước bán kính
31. DT ­- DTEXT: Ghi văn bản

E

32. E ­- ERASE: Xoá đối tượng
33. ED -­ DDEDIT: Hiệu chỉnh kích thước
34. EL ­- ELLIPSE: Vẽ elip
35. EX ­- EXTEND: Kéo dài đối tượng
36. EXIT -­ QUIT: Thoát khỏi chương trình
37. EXT ­- EXTRUDE: Tạo khối từ hình 2D F
38. F ­- FILLET: Tạo góc lượn/ Bo tròn góc
39. FI -­ FILTER: Chọn lọc đối tượng theo thuộc tính

H

40. H -­ BHATCH: Vẽ mặt cắt
41. H -­ HATCH: Vẽ mặt cắt
42. HE -­ HATCHEDIT: Hiệu chỉnh mặt cắt
43. HI -­ HIDE: Tạo lại mô hình 3D với các đường bị khuất

I

44. I -­ INSERT: Chèn khối
45. I - ­INSERT: Chỉnh sửa khối được chèn
46. IN ­- INTERSECT: Tạo ra phần giao của 2 đối tượng

L

47. L­ - LINE: Vẽ đường thẳng
48. LA ­- LAYER: Tạo lớp và các thuộc tính
49. LA -­ LAYER: Hiệu chỉnh thuộc tính của layer
50. LE ­- LEADER: Tạo đường dẫn chú thích
51. LEN -­ LENGTHEN: Kéo dài/ thu ngắn đối tượng với chiều dài cho trước
52. LW ­- LWEIGHT: Khai báo hay thay đổi chiều dày nét vẽ
53. LO - LAYOUT: Tạo layout
54. LT -­ LINETYPE: Hiển thị hộp thoại tạo và xác lập các kiểu đường
55. LTS ­- LTSCALE: Xác lập tỉ lệ đường nét

M

56. M ­- MOVE: Di chuyển đối tượng được chọn
57. MA -­ MATCHPROP: Sao chép các thuộc tính từ 1 đối tượng này sang 1 hay nhiều đối t­ượng khác
58. MI ­- MIRROR: Lấy đối xứng quanh 1 trục
59. ML -­ MLINE: Tạo ra các đường song song
60. MO - PROPERTIES: Hiệu chỉnh các thuộc tính
61. MS - MSPACE: Chuyển từ không gian giấy sang không gian mô hình
62. MT - MTEXT: Tạo ra 1 đoạn văn bản
63. MV - MVIEW: Tạo ra cửa sổ động

O

64. O - OFFSET: Sao chép song song

P

65. P - PAN: Di chuyển cả bản vẽ
66. P - PAN: Di chuyển cả bản vẽ từ điểm 1 sang điểm thứ 2
67. PE - PEDIT: Chỉnh sửa các đa tuyến
68. PL - PLINE: Vẽ đa tuyến
69. PO - POINT: Vẽ điểm
70. POL - POLYGON: Vẽ đa giác đều khép kín
71. PS - PSPACE: Chuyển từ không gian mô hình sang không gian giấy

R

72. R - REDRAW: Làm tươi lại màn hình
73. REC - RECTANGLE: Vẽ hình chữ nhật
74. REG­ - REGION: Tạo miền
75. REV -­ REVOLVE: Tạo khối 3D tròn xoay
76. RO ­- ROTATE: Xoay các đối tượng được chọn xung quanh 1 điểm
77. RR - RENDER: Hiển thị vật liệu, cây cảnh, đèn,... đối tượng

S

78. S -­ StrETCH: Kéo dài/ thu ngắn/ tập hợp đối tượng
79. SC -­ SCALE: Phóng to, thu nhỏ theo tỷ lệ
80. SHA -­ SHADE: Tô bóng đối tượng 3D
81. SL -­ SLICE: Cắt khối 3D
82. SO -­ SOLID: Tạo ra các đa tuyến bố thể được tô đầy
83. SPL ­- SPLINE: Vẽ đường cong bất kỳ
84. SPE -­ SPLINEDIT: Hiệu chỉnh spline
85. ST -­ STYLE: Tạo các kiểu ghi văn bản
86. SU -­ SUBTRACT: Phép trừ khối

T

87. T -  MTEXT: Tạo ra 1 đoạn văn bản
88. TH -­ THICKNESS: Tạo độ dày cho đối tượng
89. TOR ­- TORUS: Vẽ Xuyến
90. TR ­- TRIM: Cắt xén đối tượng

U

91. UN ­- UNITS: Định đơn vị bản vẽ
92. UNI -­ UNION: Phép cộng khối

V

93. VP -­ DDVPOINT: Xác lập hướng xem 3 chiều

W

94. WE ­ WEDGE: Vẽ hình nêm/chêm

X

95. X­ - EXPLODE: Phân rã đối tượng
96. XR - XREF: Tham chiếu ngoại vào các File bản vẽ

Z

97. Z - ZOOM: Phóng to,­ Thu nhỏ

Để tạo ra phím tắt cho 1 lệnh cad nào đó ta thực hiện như sau:

Vào menu Tool chọn Customize Edit program parameters (tới đây thì các bạn cũng sẽ thấy danh sách lệnh tắt).
VD: Lệnh COPY: lệnh tắt là CO/CP bây giờ muốn đổi chữ khác: OC/PC chẳng hạn (lưu ý là không được trùng với các lệnh đã có)­ thì tìm dòng lệnh COPY trong danh sách ­ xóa CO/CP­ thay bằng OP/PC sau đó Save ở dòng lệnh Command: gõ lệnh REINIT ­CHỌN pgp FILE ­OK
Lúc này bạn gõ OC/PC là lệnh copy.

Tạo kích thước khổ giấy A0 đến A4 trong cad.

Khi vẽ các bản vẽ trên autocad, kích thước khổ giấy là một điều quan trọng đối với các bản vẽ có tỷ lệ xác thực, ví dụ tỷ lệ 1:1 1:2 …..
Nếu bản vẽ ta không đúng khổ giấy có thể dẫn đến tỷ lệ sai, dẫn đến nhiều vấn đề khác

Kích thước khổ giấy A0 đến A4 trong autocad

Nên trước khi vẽ bản vẽ có tỷ lệ, chúng ta cần xác định chúng ta vẽ trên khổ giấy A4 hoặc là 1 loại A nào khác
Ở bài viết này, mình sẽ đưa ra kích thước của tất cả các khổ giấy, tùy bạn lựa chọn cho phù hợp
  • Kích thước của khổ giấy A0 : 841 x 1189 mm
  • Kích thước  của khổ giấy A1 : 594 x 841 mm
  • Kích thước của khổ giấy A2 : 420 x 594 mm
  • Kích thước của khổ giấy A3 : 297 x 420 mm
  • Kích thước khổ giấy A4 : 210 x 297 mm
  • Kích thước khổ giấy A5 : 148 x 210 mm

KÍCH THƯỚC CÁC KHỔ GIẤY KHÁC 
KHỔ AKÍCH THƯỚC (MM)KHỔ BKÍCH THƯỚC (MM)KHỔ CKÍCH THƯỚC (MM)
A0841×1189B01000×1414C0917×1297
A1594×841B1707×1000C1648×917
A2420×594B2500×707C2458×648
A3297×420B3353×500C3324×458
A4210×297B4250×353C4229×324
A5148×210B5176×250C5162×229
A6105×148B6125×176C6114×162
A774×105B788×125C781×114
A852×74B862×88C857×81
A937×52B944×62
A1026×37B1031×44
A1118×26B1122X31
A1213×18B1215×22
A139×13